Kết quả tìm kiếm cho "xoài lớn thứ 3"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 782
Sau khi hợp nhất địa giới hành chính, tỉnh An Giang đã mở ra không gian phát triển rộng lớn cho Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là cơ hội vàng để nâng tầm sản phẩm đặc trưng địa phương, từ vùng nguyên liệu đến thương mại hóa sản phẩm, gắn với du lịch và kinh tế xanh.
Thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) tư nhân không chỉ đóng góp vào GDP, ngân sách nhà nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động nông thôn mà còn giúp nông dân cải thiện năng suất và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.
Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), doanh nghiệp có trụ sở tại An Giang là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xuất khẩu nông sản chế biến đông lạnh ra thị trường thế giới, với gần 50 năm kinh nghiệm. Từ năm 2024, Antesco trở thành công ty xuất khẩu số 1 Việt Nam về doanh số nông sản chế biến đông lạnh, góp phần nâng tầm nông sản Việt trên trường quốc tế.
Nằm giữa dòng sông Hậu, xã Mỹ Hòa Hưng còn được biết đến với tên gọi “Cù lao Ông Hổ”. Với diện tích 21,21km2, mảnh đất này không chỉ nổi tiếng là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, mà còn chứa đựng tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái, đưa du khách về với vẻ đẹp mộc mạc và miền đất giàu truyền thống.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp là xu thế tất yếu hiện nay khi việc trồng hoa màu, sản xuất lúa trên đất bạc màu không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nông dân ở thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân) mạnh dạn cải tạo vườn tạp, diện tích nông nghiệp kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định, cộng với giá lúa bấp bênh, chi phí sản xuất ngày càng tăng… Các địa phương trong tỉnh đã chủ động thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái). Kết quả bước đầu cho thấy, các mô hình này cho hiệu quả kinh tế rất tốt.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh mở ra cơ hội phát triển mang tính “đột phá” cho nhiều địa phương, trong đó có tỉnh An Giang và Kiên Giang, bởi tiềm năng tự nhiên của 2 địa phương này rất phong phú, thành tựu nông nghiệp đầy ấn tượng, cùng với đó là hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, hứa hẹn “An Giang mới” sẽ trở thành trung tâm nông nghiệp mang tính quy mô, kiểu mẫu của vùng ĐBSCL.
Hiện nay trên cả nước có nhiều loại nông sản chủ lực đang và sắp bước vào mùa thu hoạch rộ, như: vải thiều, sầu riêng, nhãn, xoài, thanh long… Do đó, các cấp ngành, địa phương cần triển khai nhiều giải pháp kịp thời và hiệu quả để tránh tình trạng “được mùa mất giá”, mất cân đối cung cầu, ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu biên giới.
Với nhiều người, 1,5ha trồng 400 gốc lồng mứt đã mang lại lợi nhuận cao, đủ để chủ vườn sống khỏe. Song, với anh Tô Trung Đoàn (sinh năm 1988, ngụ xã Vĩnh Hòa, TX. Tân Châu), đó chỉ mới là khởi đầu cho hành trình chinh phục thị trường, đưa loại cây trái bình dân này vươn khỏi làng quê vùng biên giới.
Được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp hội nông dân, chính quyền địa phương, nông dân huyện miền núi Tri Tôn đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, lựa chọn các loại cây - con mới cho giá trị kinh tế cao để canh tác… Các mô hình này không chỉ tăng năng suất, sản lượng, mà còn hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Vào mùa thu hoạch xoài, Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) không ồn ào, không rực rỡ, nhưng tất bật nhịp sống nông thôn. Ở đó, những người trồng xoài bận rộn với từng chuyến xe chở hàng, từng lần báo sản lượng để hợp tác xã (HTX) chào bán, và cả những kỳ vọng cho một mùa vụ bội thu. Vùng trồng xoài gắn liền với hướng phát triển nông nghiệp bài bản, hiện đại giữa miền Tây sông nước.
Khi những cơn mưa đầu đánh thức sức sống của muôn loài ở vùng Bảy Núi, cũng là lúc người dân miệt bán sơn dã bước vào vụ canh tác nhộn nhịp nhất trong năm.